Skip links

BRAND ARCHETYPE – 12 HÌNH MẪU THƯƠNG HIỆU TRONG MARKETING

Share

Brand Archetype – được tạm dịch là hình mẫu thương hiệu. Vậy thương hiệu quan trọng như thế nào? Thương hiệu cũng giống như một con người, khi nhắc đến một thương hiệu thì cũng tương tự như nhớ đến một người cụ thể nào đó với ngoại hình, giao diện, trang phục,… của họ.

 

Brand Archetype là gì?

Archetype là thuật ngữ được nhà tâm lý học người Thuỵ Sĩ – Car Jung nêu ra trong lý thuyết của ông về việc con người có 12 hình mẫu cơ bản. Mỗi một archetype này sẽ có các đặc điểm tính cách riêng biệt, giá trị, thái độ và hành vi hoàn toàn khác nhau.

Các doanh nghiệp được marketing và branding áp dụng mô hình này để tạo ra hình mẫu thương hiệu. 

Dưới góc độ là khách hàng, chúng ta kết nối tới các tính cách và đặc điểm của từng hình mẫu thương hiệu. Brand Archetype đại diện cho những nhu cầu và mong muốn cơ bản nhất của mỗi người, góp phần đem khách hàng và thương hiệu trở nên gần gũi với nhau hơn.

 

12 hình mẫu thương hiệu phổ biến ứng dụng vào doanh nghiệp

12 hình mẫu được chia thành 4 nhóm bao gồm: Nhóm Hướng ngoại – Nhóm Hướng nội – Nhóm Quy tắc – Nhóm Biến động 

Nhóm 1: Người hướng ngoại

Hình mẫu 1: Người lạc quan

Hình mẫu này mang đến vẻ lạc quan, sự hạnh phúc, dễ chịu, niềm vui cho người dùng.

Thương hiệu Dove là một ví dụ cho hình mẫu này. Bản thân hình tượng chim bồ câu của Dove mang lại sự bình yên, lạc quan, hạnh phúc. Một trong chiến dịch kinh điển nhất của Dove là “ Real Beauty” luôn tôn vinh vẻ đẹp và nâng cap lòng tự trọng, sự tự tin của phụ nữthe innocent brand archetype

 

Hình mẫu 2: Anh hùng

Hình mẫu anh hùng là luôn can đảm và tốt bụng. Họ cố gắng trở nên mạnh mẽ và có năng lực để giúp đỡ kẻ yếu, thay đổi thế giới. Điểm mạnh của hình mẫu này là tính kỷ luật và năng lượng.

 VD: thương hiệu Nike, BMW, Duracellthe hero brand archetypeHình mẫu 3: Người bình đẳng

Mang lại sự gần gũi và kết nối mọi người. Thông điệp của nguyên mẫu này là: Mọi người đều có quyền tự do trở thành người mà mình muốn, làm điều mình thích mà không sai trái.

VD: Harley-Davidson, Virgin (Richard Bransonthe regular brand archetype

 

Nhóm 2: Nhóm người hướng nội

Hình mẫu 4: Nhà hiền triết

Nhà hiền triết là những người thông minh và hiểu biết. Họ luôn tìm kiếm sự thật bằng cách sử dụng trí thông minh của mình. Sự khôn ngoan của nhà hiền triết mang lại kiếm thức, giá trị học tập và kiến thức.

  

Hình mẫu 5: Nhà ảo thuật

Nhà ảo thuật là nguyên mẫu biến giấc mơ thành hiện thực. Nhà ảo thuật mang đến những món quà cho cuộc sống. Hình mẫu này giúp mọi người thay đổi thế giới quan, truyền cảm hứng cho sự thay đổi, mở rộng nhận thức, ý thức

VD: Disney, Wizard of Oz, Applethe magician brand archetype

Hình mẫu 6: Chú hề

Chú hề là những người vui vẻ, luôn mang lại khoảng thời gian thú vị và tuyệt vời.Khi chú hề bị mắc kẹt bởi sự căng thẳng, họ luôn pha trò để cân bằng và giải tỏa áp lực.

VD: Motley Fool, Ben & Jerry’s, IKEthe jester brand archetype

Nhóm 3: Nhóm người nguyên tắc

Hình mẫu 7: Người sáng tạo

Hình mẫu một người sáng tạo luôn tràn đầy năng lượng và dồi dào ý tưởng. Họ luôn khiến mọi người phải phải mắt chữ A, mồm chữ O vì khả năng sáng tạo bất tận của họ. Lego, Pinterest là VD nổi tiếng về hình mẫu Người sáng tạo, giúp người dùng có cảm hứng sáng tạo một thứ gì đó thú vị hơnthe creator brand archetype

Hình mẫu 8: Nhà thám hiểm

Hình mẫu này yêu sự tự do và tìm kiếm điều đó thông qua sự khám phá thế giới. Những gì nhà thám hiểm muốn là sống hết mình và trọn vẹn mỗi ngày. Hình mẫu này tuy tự do nhưng có khả năng tự chủ, luôn tìm kiếm sự mới mẻ và sống thật với chính mình.

VD: The North Face, Red Bull,…the explorer brand archetype

Hình mẫu 9: Người chăm sóc

Điều quan trọng nhất với Nhóm hình mẫu này là sức khỏe. Người chăm sóc luôn bảo vệ mọi người khỏi những rủi ro xấu.  Nguyên mẫu thương hiệu này gắn liền với lòng từ bị, sự vị tha luôn quan tâm và giúp đỡ mọi người.

Ví dụ: Mother Theresa, Johnson & Johnson, Heinthe caregiver brand archetype

Nhóm 4: Nhóm người biến động

Hình mẫu 10: Người nổi loạn

Người nổi loạn là những người phá vỡ mọi quy luật. Đây là một lối đi thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội. Những người phá vỡ quy luật thành công sẽ trở thành một cuộc phá hủy. Đặc điểm của mẫu hình này luôn khiến mọi người sốc vì những hành động bất ngờ, yêu thích tự do và coi thường những tiêu chuẩn chungthe outlaw brand archetype

Hình mẫu 11: Người tình

Tạo sự thân mật, truyền cảm hứng cho tình yêu. Giúp mọi người cảm thấy được đánh giá cao, được thuộc về, tính kết nối, tận hưởng sự thân mật, xây dựng mối quan hệ.

VD điển hình là Chanel, Victoria’s Secret,….the lover brand archetype

Hình mẫu 12: Người cai trị

Người cai trị là những người tạo ra quy luật của thế giới. Họ lãnh đạo và tổ chức cộng đồng. Hình mẫu này mang tính cách mạnh mẽ, có tinh thần trách nhiệm. Tuy nhiên, sự kiểm soát khiến cho hình mẫu này đôi khi bị mất phương hướng vì mọi thứ không như kế hoạch. Nguyên mẫu này là biểu tượng của thành công.

VD: Rolex…the ruler brand archetype

 

Leave a comment

This website uses cookies to improve your web experience.
Contact Me on Zalo